Tạo Landing Page WordPress là cách nhanh và tiện nhất nếu bạn đã có sẵn một website wordpress.
Nếu bạn chưa có, thì dây là hướng dẫn chi tiết cách tạo website bán hàng chuyên nghiệp.
Và Plugin Elementor là công cụ giúp bạn tạo được những Landing Page rất đẹp và chuyên nghiệp phục vụ cho cả mục đích bán hàng hoặc Lead Generation.
Với plugin Elementor, bạn có thể làm từ trang chủ website đẹp, trang giới thiệu công ty, cho đến các Landing Page chuyên nghiệp.
Hình dưới là một số mẫu Landing Page có sẵn trong thư viện của Elementor.
Landing Page là gì?
Vậy Landing Page là gì? Landing Page bao gồm 2 loại chính: Sale Page hoặc Squeeze Page (Lead Page).
Tạo được Landing Page đẹp, chuyên nghiệp, kết hợp với chiến dịch quảng cáo chuyển đổi trên Facebook, bạn có thể gia tăng cơ hội bán hàng, thu Lead của mình.
Cài đặt plugin wordpress Elementor
Nếu bạn chưa có website wordpress. Rất đơn giản, 5h sau bạn sẽ có một cái nếu bạn làm theo hướng dẫn từng bước cách tạo website wordpress này.
Trước hết bạn cần cài đặt plugin Elementor lên website wordpress của mình.
Sau khi activate plugin Elementor, bạn tạo một trang mới.
Đặt tiêu đề cho trang và nhấn Publish
Giờ thì bạn có thể bắt đầu thiết kế Landing Page của mình với Elementor
Giao diện đầu tiên nó sẽ trông thế này.
Với một Landing Page bán hàng hoặc chạy lấy Lead, bạn sẽ không muốn có các thành phần như Menu hay sidebar (trừ trang chủ ra).
Bạn bấm vào biểu tượng setting, ở mục Page Layout => Chọn “Elementor Canvas”
Bấm “Update” để cập nhật lại giao diện Landing Page. (Nếu Elementor không tự cập nhật, bạn bấm refresh trang)
Giao diện mới nó trông thế này. Không còn menu, không còn sidebar. Bạn sẽ thiết kế Landing Page của mình từ đầu.
Hướng dẫn sử dụng Elementor tạo Landing Page
Với một trang trống trơn như trên, có thể bạn sẽ nản lòng vì “Bắt đầu từ đâu đây?”
Elementor đã có sẵn thư viện giúp bạn bắt đầu nhanh chóng dễ dàng.
Và mẫu trong thư việc cũng rất đẹp và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đa số trong đó là tính phí.
Với mình, những mẫu miễn phí là đã đủ xài rồi. Nó vẫn rất tuyệt và giúp bạn tiết kiệm hàng tá thời gian.
Bạn vào thư viện của Elementor và chọn mẫu miễn phí bạn ưng ý nhất.
Mẫu Landing Page khi bạn rê chuột vào có chữ “Insert” nghĩa là miễn phí. => Bấm Insert để chèn mẫu vào Landing Page của bạn.
Còn nếu là “Go Pro” nghĩa là bạn phải nâng cấp lên bản tính phí mới xài được.
Còn nếu là “Go Pro” nghĩa là bạn phải nâng cấp lên bản tính phí mới xài được.
Cấu trúc các thành phần bên trong Landing Page Elementor
- Bên trong section, bạn có thể thêm một hoặc nhiều hơn các column (cột).
- Mỗi trang Landing Page, bạn có thể thêm nhiều section.
- Trong mỗi cột, bạn có thể thêm các thành phần như heading (câu tiêu đề), text (nội dung văn bản), image (hình ảnh), video, shortcode (mã để nhúng các thành phần), …
Chỉnh sửa giao diện trên máy tính và điện thoại
Một lưu ý trong thiết kế landing page với Elementor là bạn sẽ tinh chỉnh giao diện landing page trên máy tính, điện thoại và máy tính bảng riêng biệt.
Khi bạn chỉnh sửa giao diện trên máy tính xong, bạn sẽ muốn kiểm tra lại và chỉnh sửa giao diện trên điện thoại.
Để đảm bảo rằng, landing page của bạn hiển thị đẹp và chuyên nghiệp trên mọi thiết bị.
Bạn chọn thiết bị để chỉnh sửa giao diện như bên dưới.
Chỉnh sửa Section
Section là nơi bạn dùng để bố trí bố cục cho landing page của mình. Thí dụ landing page của bạn có 5 phần:
- Vấn đề của khách hàng
- Giải pháp của bạn cho vấn đề của khách hàng
- Phản hồi tốt từ khách hàng đã dùng sản phẩm
- Kêu gọi hành động
- Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể tạo 5 section khác nhau cho 5 phần trên để bạn có thể thiết Landing Page của mình một cách có tổ chức.
- 1 – Thêm section mới phía trên section hiện tại
- 2 – Chỉnh sửa secion
- 3 – Xóa section
Khi bạn chọn “Edit section”, phía bên trái sẽ hiển thị những thành phần bạn có thể edit.
Nó gồm 3 yếu tố chính bạn có thể chỉnh sửa.
- Layout: cấu trúc của section như chiều rộng, chiều cao
- Style: Màu nền, ảnh nền, background overlay, border, shape devider, …
- Advanced: margin và padding (thêm khoảng cách xung quanh)
Để biết từng yếu tố nó làm thay đổi giao diện landing page của bạn thế nào, đơn giản là bạn cứ thay đổi thử từng cái thôi.
Tầm 15 phút sau là bạn nắm được gần hết từng thành phần ảnh hưởng bố cục thế nào liền.
Sao chép, xóa section
Click chuột phải vào mục Edit section => Duplicate để sao chép => Delete để xóa.
Thay đổi màu hoặc ảnh nền cho section
Bạn click vào Edit section => Chọn “Style” => Background => Chọn ảnh nền hoặc màu nền bạn muốn.
Đổi màu nền overlay cho section
Màu nền overlay là màu đè lên song song với màu nền chính.
Bạn click vào Edit section => Chọn “Style” => Background Overlay => Đổi lại màu bạn muốn.
Trang trí section
Bạn click vào Edit section => Chọn “Style” => Chọn “Shape Divider” => Chọn style
Thêm độ giản cách cho các thành phần bên trong section
Bạn click vào Edit section => Chọn “Advanced” => Chọn “Padding” => Nhập khoảng cách (pixel)
Chỉnh sửa Cột (column)
Mỗi section đều chứa ít nhất một cột ở trong đó.
Bạn rê chuột vào cột, nó hiển thị ra biểu tượng như bên dưới => Bấm vào biểu tượng là bạn có thể bắt đầu chỉnh sửa cột được rồi.
Sao chép & xóa cột
Click chuột phải vào biểu tượng cột => Dupplicate hoặc Delete
Chỉnh sửa các thành phần trong cột như background, khoảng cách, … nó khá giống với chỉnh sửa các thành phần trong section. Bạn tự mò nhé 🙂
Thêm thành phần mới
Thí dụ bạn sẽ thêm các thành phần mới vào landing page như cấu trúc bên dưới
Bạn bấm biểu tượng như hình, bấm chuột (và giữ chuột) rồi kéo thả vào vị trí bạn mong muốn. Lưu ý là bạn chỉ thả được trong một cột nào đấy.
Rê chuột vào thành phần bạn mới thêm vào, bấm vào biểu tượng bên dưới để chỉnh sửa thành phần đó
Chỉnh sửa màu chữ, font chữ cho câu tiêu đề.
- Text color: sửa màu chữ.
- Typography: sửa font, định dạng chữ.
- Text shadow: thêm hiệu ứng đổ bóng cho chữ.
Thêm khoảng cách xung quanh cho câu tiêu đề. Bạn thấy xung quanh câu tiêu đề nó có khoảng cách rộng hơn.
Thêm video cho landing page
Bạn có thể tải video của bạn lên youtube hoặc video, sau đó lấy link video dán vào
Thêm form lấy thông tin khách hàng
Với một sale page hoặc squeeze page, bạn sẽ luôn cần một form để lấy email, số điện thoại, tên đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Trên Elementor không có sẵn những form này, nhưng nó cho phép bạn tích hợp shortcode vào.
Và các ứng dụng tạo form đều cho bạn các shortcode để bạn chèn vào Elementor.
Thường khi đã làm landing page như thế này, bạn sẽ kết hợp với email marketing sau đó. Và một trong các dịch vụ Email marketing phổ biến nhất hiện tại là GetResponse.
Nên mình sẽ hướng dẫn tiếp bạn cách lấy shortcode từ một form thu thập thông tin kết nối với một dịch vụ email marketing GetResponse này.