Bạn đang muốn mua Hosting WordPress để tạo website bán hàng hoặc tạo Blog wordpress kiếm tiền, mở web công ty? Và đang muốn tìm Hosting tốt nhất cho mục đích này?
Và bạn còn lăn tăn giữa các loại Hosting như shared hosting, wordpress hosting, VPS, server, …
Rồi nên mua Hosting ở đâu, từ nhà cung cấp nào tốt và ổn định nhất.
Nên mua Hosting ở Việt Nam hay mua Hosting quốc tế? …
Hướng dẫn này, Đức sẽ giải thích chi tiết cho bạn!
- Hosting là gì? Shared Hosting là gì? WordPress Hosting là gì? VPS là gì? Server là gì?
- TOP 5 nhà cung cấp Hosting quốc tế tốt nhất mà bạn nên cân nhắc để mua
- TOP các nhà cung cấp Hosting ở Việt Nam
- Hướng dẫn mua Hosting wordpress [chi tiết từng bước]
Xem thêm:
=> Đừng thiết kế website bán hàng: Hãy tạo cỗ máy kiếm tiền!
=> Cách tạo website bằng WordPress: Bán hàng, viết Blog, làm web công ty
Hosting & tên miền là gì?
Hosting là gì?
Website của bạn sẽ có hình ảnh, có nội dung, … Nó cũng giống một cái file word, excel của bạn thôi.
Bạn cần một nơi để chứa nó! Và phải là một nơi nào đó online, có thể truy cập được 24h / 7 ngày.
Nói về việc lưu trữ dữ liệu, bạn nghĩ ngay tới cái máy tính của bạn? (Cái ổ cứng ấy).
Ok! Bạn có thể lưu dữ liệu website trên đó. Những làm sao người ta truy cập được dữ liệu khi bạn tắt máy đi rồi?!
Cho nên, bạn cần một cái ổ cứng khác, có thể truy cập được suốt ngày, suốt tuần, tháng, năm.
Và có những bên dịch vụ, cho bạn thuê những cái “ổ cứng” như vậy. Một nơi có thể lưu trữ dữ liệu website của bạn, và nó có thể được truy cập 24h / 7 ngày.
Và cái ổ cứng người ta cho bạn thuê đó, nó gọi là Server.
Mua Hosting thực chất là đi thuê
Bên dịch vụ, họ không chỉ cho mỗi bạn thuê, mà nó cho hàng nghìn người khác thuê nữa! Nên cái server này, nó là một cái ổ cứng siêu bự chứa nhiều “ổ cứng” nhỏ trong đó.
Và một trong những cái ổ cứng nhỏ đó, là phần của bạn, để lưu trữ nội dung trên website cho bạn.
Và bạn phải trả tiền cho dịch vụ này.
Thông thường, là bạn sẽ thanh toán cho dịch vụ này theo năm. Mỗi năm bạn trả cho bên dịch vụ bao nhiêu đó, để người ta vẫn giữ cái “ổ cứng” đó dành riêng cho bạn.
Và đây chính là việc mua Hosting.
Bạn không có mua đứt và xài suốt đời. Việc mua Hosting này thực chất chỉ là bạn đi thuê! Và trả tiền thuê cái “ổ cứng” đó theo từng khung thời gian nhất định. Thường là năm.
Tên miền là gì (Domain)
Trên hệ thống server của nhà cung cấp Hosting, có rất nhiều “ổ cứng” lưu trữ dữ liệu. Và dữ liệu của bạn được lưu trữ trên một cái ổ cứng nhỏ nào đó trên server nhà cung cấp.
Vậy làm sao để khi người dùng truy cập vào website của bạn, họ đến truy cập đúng dữ liệu của bạn mà không phải của ai đó khác?
Nó dựa vào tên miền website của bạn! (Ví dụ tên miền: google.com). Và các đường link tương ứng (ví dụ google.com/google-does-not-like-phaybuc).
Nhờ tên miền và các đường link này, dữ liệu trên website của bạn được sắp xếp và được truy cập dễ dàng.
Bạn có thể tưởng tượng nó như một khu phố ấy. Mỗi ngôi nhà nó là một cái Hosting, mỗi số nhà là một tên miền.
Người đưa thư dựa vào số nhà mới tìm thấy ngôi nhà. Cũng như người dùng tìm thất dữ liệu của bạn trên Hosting nhờ tên miền vậy
Các loại Hosting & chọn đúng loại bạn cần
Hosting cho website nó có 3 loại chính: Shared Hosting (bao gồm WordPress Hosting), VPS Server, Dedicated Server.
Shared Hosting là gì?
Shared Hosting là một loại hosting dùng chung. Hosting wordpress là một trong các loại Shared Hosting này.
Nghĩa là thế này, trên server của nhà cung cấp, họ có rất nhiều cái “ổ cứng” lưu trữ dữ liệu.
Mỗi cái “ổ cứng” đó, nếu phục vụ chỉ cho một website, họ sẽ bị lãng phí tài nguyên. Vì với một website, có lúc nhiều người truy cập, có lúc ít người truy cập.
Và mỗi website nhỏ hoặc trung bình, không thể dùng hết cái “ổ cứng” đó.
Cho nên, nhà cung cấp sử dụng công nghệ “ảo hóa phần cứng” để chia cái “ổ cứng” đó ra và lưu trữ cùng lúc nhiều website trên đó.
Nghĩa là website của bạn sẽ được lưu trữ chung với nhiều website khác cùng trên một “ổ cứng”.
Điều này khiến, thỉnh thoảng, việc truy cập website của bạn sẽ bị gây ảnh hưởng bởi những website khác.
Và đây là điều mình phải chấp nhận. Vì chi phí cho gói Hosting này nó rẻ hơn nhiều so với hai loại bên dưới.
Đây là loại Hosting được dùng rất phổ biến nhất, cho đa số các loại website thông thường, có lưu lượng truy cập website không quá cao.
Và khi mình nói tới Hosting, thì chính là nói về loại Shared Hosting này.
Hosting Wordpress là gì?
WordPress Hosting cũng là Shared Hosting. Nhưng nó được tối ưu sẵn cho các website wordpress.
Nó có thêm các chức năng khác mà Shared Hosting đơn thuần không có như: tự động sao lưu dữ liệu website đề phòng sự cố, tự động cập nhật những phần mềm mới nhất, tốc độ tải web ổn định hơn, …
Và tất nhiên với gói Hosting wordpress này, bạn sẽ đỡ nhức đầu hơn với các vấn đề kỹ thuật.
Tuy nhiên, có vài bên nhà cung cấp Hosting không có gói Hosting wordpress, cũng chẳng sao cả, bạn cứ dùng Shared Hosting thôi. Mình cũng dùng cho vài website.
Managed WordPress Hosting
Trong WordPress Hosting còn có khái niệm Managed WordPress Hosting. Nó chính là WordPress Hosting, nhưng nhà cung cấp đã làm sẵn cho bạn nhiều thứ mang tính kỹ thuật.
Việc của bạn rất đơn giản là cài đặt rồi dùng thôi, không cần tìm hiểu chuyên sâu vào WordPress để quản lý.
Đây là lựa chọn tốt cho các bạn tự thấy mình “cùi bắp” trong các vấn đề máy tính, kỹ thuật.
Dedicated Server là gì?
Dedicated server là loại máy chủ (hosting) mạnh nhất. Nó là một máy chủ vật lý.
Nghĩa là bạn đi thuê nguyên một dàn “ổ cứng” chơi một mình bạn. Không cho thêm website nào khác vào ở chung.
Tốc độ truy cập website cực cao. Đáp ứng được cho website có lưu lượng truy cập rất lớn. Không bị ảnh hưởng bởi các website các.
Những trang web lớn thường dùng loại Hosting này như vnexpress, zing chẳng hạn.
Và tất nhiên là chi phí hàng tháng không nhẹ nhàng chút nào (vài chục củ).
VPS Server là gì (virtual private server)
VPS server thực chất là một phần của Dedicated server ở trên.
Nhà cung cấp sử dụng công nghệ “ảo hóa phần cứng” để chia một Dedicated server – máy chủ vật lý – ở trên thành nhiều máy chủ ảo.
Đây cũng là một dạng Shared Hosting nhưng ở cấp độ tài nguyên cao hơn.Nghĩa là các “ổ cứng” không bị chia ra quá nhiều.
Website của bạn sẽ chạy mượt hơn, cho lượng truy cập cao hơn và ít bị ảnh hưởng bởi website khác hơn là Shared Hosting.
VPS dừng cho các website có lượt truy cập tầm 10.000 – 100.000 / ngày
Vậy bạn nên chọn loại Hosting nào?
Nếu đây là website đầu tiên của bạn, hoặc bạn làm một website mới cóng, đơn giản là dùng WordPress Hosting (ưu tiên) hoặc Shared Hosting.
Bạn yên tâm, bạn chưa có lượng truy cập lớn ngay đâu :). Nên Shared Hosting là lựa chọn hợp lý nhất – Dù là website bán hàng, blog, web công ty hay gì đi nữa.
Còn nếu bạn đã có sẵn một website, trước đây dùng Shared Hosting, và giờ đang gặp rắc rối khi lượng truy cập hàng tháng tăng lên nhiều, VPS Server là một lựa chọn hợp lý.
Shared Hosting này có hai loại chính mọi người hay sử dụng. Một là Web Hosting, hai là WordPress Hosting.
Web Hosting nó rẻ hơn một chút so với WordPress Hosting.
Nhưng WordPress Hosting chạy ổn định hơn, tốc độ cao hơn, và hỗ trợ tốt hơn khi bạn làm website trên nền tảng WordPress.
Nên mua Hosting WordPress ở đâu tốt
Mua Hosting ở Việt Nam thì được cái là được hỗ trợ tốt & bằng tiếng Việt, dễ giao tiếp.
Mua Hosting quốc tế thì được cái chuyên nghiệp, kinh nghiệm cao & uy tín quốc tế cao hơn trong nước.
Nếu bạn có khả năng tiếng Anh ở mức độ nhất định, thì nên bắt đầu với Hosting quốc tế. Còn không thì cứ chọn Hosting Việt Nam, lỡ gặp trục trặc trong quá trình sử dụng.
TOP 7 nhà cung cấp Hosting Việt Nam
Đây là danh sách 7 nhà cung cấp Hosting nổi tiếng nhất Việt Nam cho mục đích làm website công ty, viết blog cá nhân, tạo website bán hàng.
TinoHost
Đây là nhà cung cấp Hosting có giá rất tốt ở thị trường Việt Nam.
TinoHost có các gói:
- Cloud Hosting: Tăng tốc website tối đa trên công nghệ điện toán đám mây
- WP Hosting: Chính là wordpress hosting
- Business Hosting: Dành cho doanh nghiệp có traffic lớn
- SEO Hosting: Gói Hosting hỗ trợ SEO, phù hợp cho các doanh nghiệp, blogger, … thu hút truy cập từ Google
- Reseller Hoting: Đang thử nghiệm
Máy chủ đặt ở Việt Nam, nên không sợ bị cá mập cắn cáp.
TinoHost cam kết Uptime lên đến 99%. Quản trị trong CPanel dễ dàng.
=> Đến TinoHost
Hostinger
Hostinger là nhà cung cấp Hosting nước ngoài có tiếng nhất Việt Nam. Và được đánh giá khá cao.
Hostinger được biết đến như một nhà cung cấp Hosting giá rẻ trên thị trường.
Và nó phủ sóng ở 178 nước trên thế giới.
Đây là một đánh giá của chuyên gia quốc tế về Hostinger trên websiteplanet.com
Bạn có thể bắt đầu một website trên Hostinger với mức giá rất phải chăng
Hostinger tự giới thiệu mình là một dịch vụ Hosting dễ sử dụng, tối ưu tốc độ web cao & tối ưu sẵn cho WordPress.
AZDigi
AZDigi là công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ Hosting, server được sáng lập bởi Thạch Phạm – một Blogger có tiếng trong giới thiết kế website wordpress, hosting, VPS, server, …
AZDigi cung cấp các gói Hosting dành cho từ website nhỏ đến cả các doanh nghiệp lớn.
Server lưu trữ dữ liệu đặt tại Việt Nam ở các trung tâm lưu trữ uy tín như FPT, Viettel IDC. Nên chắc chắn là cá mập cắn cáp mỗi năm 1000 lần cũng không ảnh hưởng đến website của bạn.
Dịch vụ Hosting từ AZDigi cũng được đánh giá khá cao bởi các anh em trong ngành, về speeed, uptime, …
Đặc biệt là support hoàn toàn bằng đội ngũ người Việt, nên bạn an tâm khi lỡ có sự cố này kia.
=> Đến AZDigi
Vài ba nhà cung cấp khác
Ngoài ra thì bạn cũng có thể tham khảm các nhà cug cấp Hosting khác ở Việt Nam. Và đều là những cái tên có tiếng.
- Mắt Bão
- PA Việt Nam
- HostVN
- Nhân Hòa
- TenTen
TOP 4 nhà cung cấp Hosting quốc tế
Hosting nước ngoài, thì bạn để ý mua Hosting các bên có Server đặt ở Châu Á là được. Ví dụ ở Singapore, Hong Kong.
Và đây là TOP các nhà cung cấp bạn sẽ được giới thiệu nhiều nhất
- HawkHost – Ngon bổ rẻ
- DreamHost – Ổn định, lâu đời, uy tín
- HostGator
- StableHost
Có vài cái tên khác bạn có thể tham khảo như: A2 Hosting, BlueHost
Có một cái tên khác khá nổi tiếng là Godaddy, mình thì khuyên bạn không nên dùng.
Mình đã trải nghiệm, và cực kỳ không thích …
Godaddy thì bạn chỉ nên mua tên miền thôi.
Giá Hosting mua lần đầu & giá khi gia hạn
Tất cả các nhà cung cấp Hosting luôn có chính sách giảm giá cho khách hàng mua lần đầu.
Nghĩa là bây giờ bạn mua lần đầu, ví dụ ở A2 Hosting, gói cơ bản nhất, thì giá là 2.99$/tháng nếu bạn mua luôn 3 năm (72% Off)
Nhưng sau 3 năm, bạn gia hạn để dùng tiếp Hosting, thì phí là: 10.99$/tháng.
Nên khi mua Hosting, bạn xem xét cả phí mua lần đầu lẫn phí gia hạn nhé.
Và khi mua lần đầu, mỗi thời điểm, các nhà cung cấp sẽ có các mức giảm giá khác nhau.
Ví dụ Giá của A2 Hosting
Đây là giá mua lần đầu nếu bạn mua một lúc 3 năm
Với gói Startup – Gói cơ bản nhất, chỉ host được 1 website.
- Mua lần đầu: 72% Off chỉ còn 2.99$/tháng nếu bạn mua một lúc 3 năm.
- Phí gia hạn khi kết thúc năm thứ 3 là 10.99$/tháng (chỗ dấu mũi tên)
Với gói Drive – Gói host được số lượng website không giới hạn
- Mua lần đầu: 61% Off chỉ còn 4.99$/tháng nếu bạn mua một lúc 3 năm
- Phí gia hạn khi kết thúc năm thứ 3 là 12.99$/tháng
Nếu bạn mua một lúc chỉ 1 năm, giá của A2 Hosting nó thế này
Tương tự khi bạn đánh giá giá cả Hosting của các bên khác nhé
Giờ thì bạn vào check giá của 4 bên này lại nhé
- HawkHost – Ngon bổ rẻ
- DreamHost – Ổn định, lâu đời, uy tín
- HostGator
- StableHost
Chuẩn bị thẻ thanh toán quốc tế
Giờ thì bạn chuẩn bị để mua Hosting WordPress cho website của mình nhé.
Chỉ cần một cái thẻ Visa Debit hoặc Visa Credit.
Thẻ Visa Debit nó giống hệt cái thẻ ATM. Chỉ là nó có thêm chức năng cà thẻ và thanh toán quốc tế.
Bạn có thể dùng Visa Debit để rút tiền như ATM.
Thẻ Visa Credit (thẻ tín dụng) thì bạn phải chứng minh thu nhập, có hộ khẩu, sao kê 3 tháng lương, hóa đơn điện nước, …
Bạn cứ dùng Visa Debit là được.
Bạn ra ngân hàng cầm theo CMND, nhờ nhân viên ngân hàng làm cái là có, không cần thủ tục gì!
Riêng ACB thì làm cái đợi 30 phút là lấy thẻ liền. Mấy ngân hàng khác thì bạn phải đợi 4-7 ngày mới có thẻ.
Mua Hosting HawkHost
Bước 1: Xem ưu đãi từ HawkHost
Bạn truy cập vào xem ưu đãi HawkHost đang có.
Chọn Shared Web Hosting cho website WordPress của bạn.
HawkHost có gói cơ bản (Primary) cho phép bạn host được nhiều website trên đó
Bước 2: Chọn domain của bạn
Vì bạn đã mua domain bên Godaddy / NameSilo / NameCheap rồi, nên ở bước tiếp theo, bạn lấy domain có sẵn của bạn vào thôi.
Bài viết này thuộc chuỗi bài hướng dẫn cách tạo website để bán hàng, viết blog, làm web công ty của Đức
Tất cả các bên bán Hosting đều có bán tên miền và ngược lại.
Nhưng cơ bản là, bạn không cần phải mua domain & hosting ở cùng một nơi.
Chỗ nhập domain của bạn vào, ví dụ domain của bạn là abcfashion.com thì bạn nhập abcfashion ở trước và com ở sau (không thêm dấu chấm vào bất kỳ chỗ nào)
Bước 3: Chọn thời hạn & vị trí Hosting
Bấm Use để cấu hình Hosting của bạn.
Bạn có thể mua theo nhiều khung thời gian. Mua thời gian càng lâu, giá trên mỗi tháng càng rẻ.
Như của HawkHost:
- Mua 1 tháng: 4.99$/tháng
- Mua 12 tháng: 3.99$/tháng.
- & 24 tháng: 2.99$/tháng
Bạn có thể thử trước với 1 năm.
Rồi giờ thì bạn chọn vị trí Hosting.
Các nhà cung cấp Hosting có nhiều Server đặt ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới. Mục đích là để tối đa tốc độ Hosting.
Ở Việt Nam, thì bạn chọn Singapore là ổn nhất. Đỡ dính mấy tình huống đứt cáp do cá mập ngứa răng.
Bên dưới HawkHost gợi ý bạn mua thêm mấy thứ khác, bạn bỏ qua hết.
Thanh toán Hosting HawkHost qua thẻ Visa
Giờ thì bạn điền thông tin thanh toán
Cách điền thông tin ở trên giống khi bạn mua tên miền.
HawkHost còn yêu cầu bạn vài thông tin bảo mật
- How did you find us? Bạn chọn cái gì cũng được, nó chỉ là cái khảo sát của nhà cung cấp.
- Đặt password cho tài khoản của bạn (nhập 2 lần)
- Trả lời câu hỏi bảo mật. Bạn có thể chọn “what year did you graduate high school?” rồi điền năm tốt nghiệp trung học của bạn ở ô tiếp theo
Thanh toán: Bạn có thể thanh toán bằng thẻ Visa hoặc tải khoản Paypal. Bạn cứ thanh toán theo cách như mua tên miền ở trên là được.
Vậy là xong.
Nhà cung cấp Hosting sẽ gửi cho bạn mấy cái mail, trong đó có một cái có địa chỉ Hosting của bạn (Nameserver)
Bạn sẽ cần nó để kết nối với tên miền của bạn.
Mua Hosting StableHost
Bước 1: Xem ưu đãi từ StableHost
Bạn kiểm tra xem Stable Host đang có ưu đãi nào nhé.
Giờ thì chọn Web Hosting cho website wordpress của bạn.
Bạn sẽ thấy mã giảm giá Hosting ở phần Discount Code => Copy nó
Bạn có thể chọn:
- Starter: Chỉ host được 1 website
- Host được số lượng web không giới hạn nếu bạn có ý định làm từ 2 web trên đó
Chọn gói của bạn & Bấm “Sign up now”
Bước 2: Chọn Domain
Bạn đã có domain trong hướng dẫn trước về cách mua tên miền trên Godaddy, NameCheap, NameSilo
… thuộc chuỗi bài viết hướng dẫn cách tạo website của Đức.
Giờ thì bạn hãy dùng nó!
Bước 3: Chọn thời hạn mua & vị trí Hosting
Giờ thì bạn chọn thời hạn mua StableHost & vị trí đặt Hosting
- Thời hạn bạn cân nhắc theo nhu cầu & khả năng của bạn. Mua càng dài thì càng rẻ thôi.
- Vị trí đặt Hosting, bạn chọn Singapore (gần Việt Nam) để tốc độ tải web nhanh.
- Phương thức thanh toán là Credit Card
Nếu StableHost có tự động thêm bất kỳ sản phẩm nào khác, bạn bỏ chúng đi. Chỉ giữ lại 2 dòng là Hosting & Domain
Giờ thì bấm Continue to Checkout
Bước 4: Thanh toán qua thẻ Visa
Giờ thì bạn cần tạo một tài khoản StableHost ở bước tiếp theo.
Bạn nhập thông tin vào
- First name: tên bạn
- Last name: họ + tên lót
- Zip Code: Hồ Chí Minh là 700000, Hà Nội là 100000, các tỉnh khác bạn xem ở đây
Bấm “Create Acccount” để tạo tài khoản của bạn
Giờ thì bạn nhập thông tin thẻ Visa của mình vào để thanh toán.
- CardHolder First Name: Tên
- Ô còn lại: Họ + tên đệm
- Card Number: Chuỗ số mặt trước thẻ
- Expiration Date: Ngày hết hạn thẻ
- CVV (ô 123): 3 số mặt sau thẻ
Bấm “Make a payment” để hoàn tất đơn hàng của bạn.
Sau khi đơn hàng hoàn tất, StableHost sẽ gửi mail cho bạn để gửi thông tin đơn hàng.
Trong đó, có thông tin NameServer, bạn sẽ cần chúng trong bước tiếp theo: trỏ tên miền về hosting.
Vậy là xong!
Với các nhà cung cấp Hosting khác, bạn có thể thao tác tương tự không khác gì nhiều
Hoàn thiện website sau khi mua Hosting WordPress
Sau khi mua xong Hosting WordPress, bạn đã có thể thực hiện bước tiếp theo, mua tên miền hoặc trỏ tên miền về Hosting wordpress nếu bạn đã có tên miền rồi.
Nó gồm:
- Mua tên miền
- Kết nối tên miền với Hositng wordpress
- Cài đặt wordpress lên Hosting
- Chọn giao diện web
- Cài đặt các Plugin cần thiết
- Và thêm các chức năng, makeup cho website của bạn thật lung linh
- …
Chi tiết cách làm các bước tiếp theo bạn xem ở hướng dẫn cách tạo website bằng wordpress toàn tập này của mình nhé
Cheers!
Hoàng Việt Đức
Group Facebook: Khởi Nghiệp Kinh Doanh – Học Tập & Chia Sẻ
Youtube: Hoàng Việt Đức Channel
mình cũng dự định Mua Hosting WordPress nhưng vẫn còn phân vân vì không biết nên mua ở đâu tốt nhất, giờ mình đã rõ rồi, cảm ơn bạn.